Brand Identity là gì? Vai Trò và Yếu Tố Thành Công của Bộ Nhận Diện Thương Hiệu
Brand Identity hay còn gọi là bộ nhận diện thương hiệu là thuật ngữ quen thuộc trong marketing. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ brand identity là gì, gồm những gì, và tại sao nó lại quan trọng.
“Đây là hãng lâu năm, nên mua của hãng này”, “đây là hãng được nhiều người dùng giới thiệu”, “đây là hãng uy tín, nên sử dụng sản phẩm của hãng đó”,… Có lẽ những câu trên không hề quá xa lạ bởi đó chính là thói quen mua sắm hàng ngày của chính chúng ta. Vậy nên, nói không ngoa khi thương hiệu của bạn là một trong những yếu tố quyết định sự lựa chọn khi mua hàng của người tiêu dùng, sự tăng trưởng của doanh thu cũng như sự phát triển của doanh nghiệp.
Vì vậy đối với mỗi doanh nghiệp mà nói, xây dựng thương hiệu là một trong những điều quan trọng nhất phải có. Và brand identity (bộ nhận diện thương hiệu) là yếu tố cần thiết để hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.
Hãy cùng ABC Digi tìm hiểu xem bộ nhận diện thương hiệu là gì và tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp trong bài viết này nhé.
1. Khái niệm về brand identity
1.1. Khái niệm
Brand identity (bộ nhận diện thương hiệu) là tất cả những yếu tố như tên thương hiệu, logo, tagline, giọng điệu nội dung, phong cách nội dung,… mà doanh nghiệp tạo ra để xây dựng nên một bức chân dung hoàn chỉnh, một hình ảnh đúng đắn của bản thân doanh nghiệp cho khách hàng của mình. Các yếu tố này có thể nhìn thấy trực quan hoặc cảm nhận thông qua sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp và con người.
Ví dụ: Vietjet air đã sử dụng rất nhiều yếu tố để xây dựng nên một hình ảnh trong mắt khách hàng một Vietjet trẻ trung, năng động, mới mẻ, đột phá, một hãng hàng không giá rẻ, phục vụ cho tất cả mọi người trong xã hội, rút ngắn khoảng cách địa vị trong xã hội, vui vẻ, bình đẳng,…
Brand Identity của Vietjet Air
1.2. Sự khác biệt giữa brand identity và brand image
Có một sự thật là nhiều người trong chúng ta bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm brand identity (nhận diện thương hiệu) và brand image (hình ảnh thương hiệu), nhất là những người ngoài ngành và những tân binh mới vào nghề. Hai thứ này có vẻ giống nhau nhưng thực tế lại không hề giống nhau đâu.
Brand identity (nhận diện thương hiệu) | Brand image (hình ảnh thương hiệu) |
Là cách mà doanh nghiệp muốn khách hàng nhận thức về mình | Là nhận thức của khách hàng về doanh nghiệp |
Về bản chất, brand identity là do doanh nghiệp chủ động thiết lập hình tượng đối với khách hàng | Brand image là bị động, cái này không nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp |
Gồm các yếu tố như logo, tên thương hiệu, tagline, giọng điệu, phong cách,… | Bao gồm các yếu tố thương hiệu và sự liên tưởng thương hiệu với khách hàng trong khách hàng |
Phụ thuộc nhiều vào cách nó được thể hiện bởi doanh nghiệp | Chủ yếu dựa trên trải nghiệm và cảm nhận của khách hàng với thương hiệu |
Đại diện cho khát vọng, lời hứa của một doanh nghiệp | Đại diện cho quan điểm, nhận thức của khách hàng về doanh nghiệp |
2. Vai trò của brand identity với doanh nghiệp
Truyền đạt giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp
Bộ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ sẽ giúp doanh nghiệp truyền tải được giá trị cốt lõi đến với khách hàng, khẳng định sự uy tín và niềm tin về dịch vụ, sản phẩm của mình đối với khách hàng.
Giúp doanh nghiệp được nổi bật trên thị trường
Có một bộ nhận diện thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng được nhận biết trong tâm trí khách hàng. Ngày nay, ngoài để ý đến sản phẩm, người tiêu dùng còn để ý xem nó của hãng nào, có đảm bảo uy tín và chất lượng hay không, hoặc nếu đó là một thương hiệu hoàn toàn mới, người tiêu dùng sẽ để ý xem nhận diện thương hiệu đó có đủ thu hút và khiến họ tin tưởng hơn so với những nhãn hàng khác hay không đấy.
Giữ chân khách hàng tiềm năng
Một bộ nhận diện thương hiệu chỉnh chu và chuyên nghiệp sẽ giúp khách hàng có thiện cảm, niềm tin và sự trung thành đối với khách hàng của bạn, biến thương hiệu của bạn thành sự lựa chọn ưu tiên trong lòng người tiêu dùng.
Ví dụ như bản thân mình mỗi khi muốn mua thiết bị công nghệ thì sẽ luôn xem xét và ưu tiên với các sản phẩm của Apple vì brand identity của Apple làm mình cảm thấy tin tưởng.
Hỗ trợ đội ngũ nhân viên bán hàng
Brand identity là cánh tay đắc lực trong việc hỗ trợ nhân viên bán hàng truyền đạt trọn vẹn ý nghĩa của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng.
Đem lại giá trị và lợi nhuận cho doanh nghiệp
Brand identity thành công giúp khách hàng có cái nhìn tốt về doanh nghiệp, giúp đối tác cũng như các nhà đầu tư ấn tượng hơn. Qua đó thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận của thương hiệu.
3. Có thể thay đổi được brand identity không?
Thông thường, brand identity không nên thay đổi bởi để có thể xây dựng được một brand identity mất rất nhiều thời gian và công sức. Muốn thay đổi sẽ phải mất rất nhiều thời gian và cũng không thể chắc chắn có thể tốt như bạn đầu vì khách hàng đã quen với brand identity cũ. Có những trường hợp xấu là khách hàng không nhớ được nhận diện thương hiệu mới của bạn.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp thì vẫn có thể thay đổi ví dụ như thay đổi ngành nghề kinh doanh hoặc thay đổi để phù hợp hơn với chiến lược, tầm nhìn và sứ mệnh mới của doanh nghiệp.
Ví dụ: ngày 7/1/2021, Viettel đã tái định vị thương hiệu với bộ nhận diện gồm logo và slogan mới để phù hợp với sứ mệnh mới là “tiên phong kiến tạo xã hội số”.
Viettel thay đổi brand identity khiến nhiều người vô cùng bất ngờ
4. Brand identity gồm những gì và chìa khoá tạo nên một brand identity mạnh mẽ
4.1. Brand identity gồm những gì?
Brand identity gồm những gì là câu hỏi mà mỗi doanh nghiệp đều đang tìm câu trả lời để có thể thực hiện cho nhận diện thương hiệu của mình. Tuy nhiên, câu hỏi này lại không có một câu trả lời nhất quán nào bởi các doanh nghiệp không giống nhau thì các yếu tố nhận diện thương hiệu cũng khác nhau.
Và dưới đây là một số yếu tố của brand identity:
- Logo: thường thì mỗi doanh nghiệp chỉ cần một logo. Tuy nhiên, bạn nên có những phiên bản thay thế cho những trường hợp đặc biệt như thay đổi màu nền, định dạng,…
Nhận xét
Đăng nhận xét